Răng sữa là loại răng tạm thời của trẻ, mọc trong thời gian trẻ từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Khoa học đã chứng minh rằng sự phát triển và sự mọc răng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, bệnh lý răng. Do đó, thời biểu mọc răng của từng trẻ là khác nhau, tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi.
Vị trí của răng sữa trong giai đoạn mọc răng luôn mang tính dự đoán và có mối liên quan chặt chẽ đối với răng vĩnh viễn trên cung hàm. Bởi vậy, không có gì lạ khi rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu răng sữa mọc thưa có ảnh hưởng gì đến răng toàn hàm sau này của con trẻ hay không. http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-bi-sau/
Răng sữa của trẻ mọc thưa gây không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh
Sự phát triển của răng sữa
Răng sữa chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian để hỗ trợ ăn, nhai ban đầu cho trẻ. Sau đó sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Răng sữa thường có bề ngang nhỏ, men răng mỏng nên nhiều trẻ gặp phải tình trạng răng sữa bị thừa trên cung hàm. Thường hàm dưới răng sữa sẽ nhỏ và mọc thưa hơn răng hàm trên. Bởi vậy mà việc răng sữa của trẻ bị mọc thưa là điều hoàn toàn dễ hiểu. http://chamsocrangtreem.vn/cac-benh-rang-mieng-thuong-gap-o-tre/
Hiện tượng răng sữa mọc thưa ở trẻ nhỏ rất phổ biến
Mối liên hệ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
Những nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, răng sữa của trẻ khi chưa mọc hết thì còn thay đổi vị trí, đến khi nào mọc đủ hết bộ răng thì mới cố định, vị trí của bộ răng sữa chỉ mang tính dự đoán phần nào chứ không hoàn toàn mang tính quyết định đến việc bộ răng vĩnh viễn sau này. Răng vĩnh viễn khi được thay sẽ có men răng cứng chắc và bề ngang to hơn răng sữa rất nhiều. Bởi vậy sau khi thay răng, những khoảng cách do răng sữa mọc thưa này sẽ tự được làm khít lại.
Thậm chí, ở một số trẻ khi thay răng còn khiến cho phụ huynh lo lắng vì răng vĩnh viễn nhìn rất to so với cung hàm và miệng của bé. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi răng vĩnh viễn sau khi thay sẽ không hoặc rất ít lớn thêm, còn xương hàm của trẻ thì tiếp tục phát triển. Do đó, những chiếc răng lúc đầu tưởng chừng như ‘ngoại cỡ’ này sau này sẽ lại trở lên cân đối với khuôn mặt khi trẻ được khoảng khoảng 15 tuổi.
Cần theo dõi quá trình mọc răng của trẻ để bé có một hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp
Hàm răng sữa của trẻ là tạm thời nhưng rất quan trọng, nếu được chăm sóc tốt sẽ là tiền đề để sau này bé có một hàm răng khỏe mạnh và đều đẹp. Do đó, ngay từ bây giờ, ở giai đoạn còn là răng sữa, các bặc phụ huynh nên cho trẻ đi khám răng định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần để theo dõi những thay đổi trong quá trình mọc răng http://chamsocrangtreem.vn/rang-cam-tre-em-co-thay-khong/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét